Các yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh tim mạch (Phần 3)

Các yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh tim mạch (Phần 3)

11/08/2020 GAIA MEDICS VIỆT NAM 3 Bình luận

 Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp (THA) là yếu tố nguy cơ tim mạch thường gặp nhất và cũng là yếu tố nguy cơ được nghiên cứu đầy đủ nhất. THA được coi là kẻ giết người thầm lặng và là nguy cơ mạnh nhất gây các biến cố tim mạch. Huyết áp tăng thường không có triệu chứng gì và gây ra một loạt các biến chứng nguy hiểm đến tim mạch.

Tăng huyết áp lại thường kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác, đặc biệt là béo phì, tăng hàm lượng cholesterol, triglycerid trong máu và đái tháo đường.

Trong các rối loạn này, một rối loạn này có thể là nguy cơ của rối loạn khác và ngược lại.

Việc điều trị tốt tăng huyết áp giúp làm giảm đáng kể các nguy cơ của nó. Vấn đề đặt ra là kết quả điều trị tăng huyết áp không chỉ phụ thuộc vào việc dùng thuốc mà việc điều chỉnh lối sống như giảm cân nặng, hạn chế muối, tập luyện đều... cũng góp phần không thể thiếu được.

Tăng cholesterol trong máu và các rối loạn lipid liên quan

Tăng hàm lượng các chất lipid (mỡ) trong máu (cholesterol và triglycerid) rất thường gặp và là một trong những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được quan trọng bậc nhất của bệnh tim mạch. Cholesterol toàn phần bao gồm nhiều dạng cholesterol, trong đó, hai thành phần quan trọng nhất là cholesterol trọng lượng phân tử cao (HDL-C) và cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDL-C). Khi nồng độ LDL-C tăng là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Ngược lại, HDL-C được xem là có vai trò bảo vệ bạn, và khi hàm lượng HDL-C trong máu càng thấp thì nguy cơ bị bệnh tim mạch càng cao. Tăng triglycerid, một thành phần mỡ máu khác, cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Các rối loạn lipid máu lại thường đi kèm các nguy tim mạch khác như đái tháo đường, tăng huyết áp...

Việc đánh giá (xét nghiệm) nồng độ các thành phần lipid máu là rất quan trọng, nên làm ở tuổi sau 40. Chế độ ăn uống hợp lí, tập thể dục đều, nếu cần phải dùng các thuốc điều trị rối loạn lipid máu và điều chỉnh các nguy cơ khác (nếu có) đi kèm là biện pháp hiệu quả ngăn ngừa các biến cố tim mạch.

Hút thuốc lá

Hút thuốc (kể cả thuốc lào) một yếu tố nguy cơ đã rõ làm tăng nguy mắc bệnh động mạch vành, đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại vi cho những người hút thuốc thường gầy và có huyết áp thấp hơn những người không hút thuốc. Bên cạnh đó, hút thuốc còn gây ung thư phổi các bệnh khác.

Hãy không hút thuốc lá (thuốc lào), nếu bạn chưa hút. Nếu bạn hút thuốc thì hãy bỏ ngay, vì việc bỏ thuốc  lá là một biện pháp được chứng minh rất hiệu quả để giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch. Bạn cũng cần chú ý hút thuốc lá bị động (khi bạn phải hít khói thuốc lá do người khác hút) cũng có nguy cơ không kém.

Thừa cân/Béo phì

Thừa cân/Béo phì ở các mức độ khác nhau đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Béo phì có thể tác động tới sự hình thành các yếu tố nguy khác. Béo phì càng nhiều thì khả năng xuất hiện các yếu tố tiền đề cho xơ vữa động mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường cũng như nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao.

Để tính cân nặng lí tưởng, người ta dựa trên chiều cao và cân nặng của bạn để tính ra chỉ số khối lượng cơ thể (BMI). Bên cạnh đó, vòng bụng là một trong chỉ số quan trọng bởi béo phì ở bụng còn liên quan chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác đó là tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, giảm dung nạp đường và đái tháo đường. Tốt nhất bạn nên giữ vòng bụng < 90 cm (nam giới) và < 75 cm (nữ giới).

Đái tháo đường và kháng insulin

Những người mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường type II, có tỉ lệ mới mắc bệnh mạch vành và đột quỵ cao hơn người bình thường. Bản  thân người bệnh đái tháo đường cũng thường chết vì nguyên nhân tim mạch. Ngay cả khi lượng đường trong máu chỉ mới tăng nhẹ thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng cao hơn. Những người đái tháo đường type II thường có nồng độ insulin trong máu cao, và kèm theo tình trạng kháng Insulin. Đái tháo đường và đề kháng Insulin làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tăng lắng đọng cholesterol vào mảng vữa xơ động mạch. Hậu quả, là thúc đẩy quá trình xơ vữa và các biến chứng của nó.

Trong thực tế, giảm cân nặng và tập luyện có khả năng thúc đẩy quá trình sử dụng đường và giúp bạn ngăn ngừa hoặc làm chậm lại sự xuất hiện của bệnh đái tháo đường. Việc điều trị khống chế tốt đường huyết (nếu bạn bị) sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ bệnh tim mạch.

Những người bị đái tháo đường từ khi còn trẻ (gọi là đái tháo đường type I) lại có nhiều nguy cơ tổn thương thận và mắt hơn là bệnh mạch vành hay đột quỵ. Trong trường hợp này, insulin bị thiếu hụt trầm trọng do bệnh lý ở tuỵ.

Lười vận động (lối sống tĩnh tại)

Lối sống tĩnh tại được coi là một nguy cơ của các nguy cơ tim mạch. Việc vận động hàng ngày đều đặn ít nhất 30 phút mang lại lợi ích rõ rệt trong giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Người ta đã chứng minh việc tập luyện thể lực thường xuyên làm giảm nguy cơ xuất hiện nhồi máu cơ tim đồng thời nâng cao khả năng sống sót khi xảy ra nhồi máu cơ tim. Tập luyện dường như cũng có tác động tích cực tới các yếu tố nguy khác. Người ta cho rằng lợi ích của tập luyện là ở việc giảm cân nặng, tăng khả năng dung nạp đường, tăng sức mạnh cơ tim, tăng nồng độ HDL-C, giảm căng thẳng, hạ huyết áp…

Các hình thức luyện tập được khuyến cáo tập đều (hầu hết các ngày), mỗi ngày ít nhất 30 phút, tập đủ mạnh (ấm người, thở hơi nhanh, ra mồ hôi vừa).

Vấn đề uống rượu

Hiện nay, các khuyến cáo cho rằng, nếu sử dụng điều độ, tức không quá một đơn vị uống mỗi ngày, uống rượu không gây nguy cơ tim mạch và trong chừng mực nào đó có thể giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành, có lẽ rượu đã làm tăng lượng HDL-C trong máu (rượu vang đỏ).

Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có đầy đủ bằng chứng  và sự thống nhất khuyến cáo mọi người uống rượu một cách hệ thống. Hơn nữa, uống quá nhiều rượu (nhiều hơn một đơn vị uống: tương đương 60ml rượu vang, 300 ml bia, hoặc 30 ml rượu nặng) mỗi ngày lại có thể có hại cho sức khoẻ. Lúc đó rượu có thể làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ tổn thương gan và biến chứng thần kinh trung ương cũng như rất nhiều rối loạn khác, một vài trong số đó lại là các rối loạn về tim mạch.

Theo dõi các phương pháp điều chỉnh các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch trong phần tiếp theo.

Các yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh tim mạch (Phần 4 - Hết)

Các yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh tim mạch (Phần 2)

Các yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh tim mạch (Phần 1)

BÌNH LUẬN:
Bình luận (3)
binh-luan

Amivalo

24/09/2022

Interestingly, our results demonstrated that MPA induces the expression of tumor suppressor PDCD4 in a context where growth is arrested in BC cells. buy nolvadex and hcg online After 30 seconds, the samples were treated with ice-cold 25 perchloric acid to stop the reaction and stored at 80 C.

binh-luan

Typepsync

12/09/2022

clomid instructions a wall the subject sees either a cross, which indicates normal retinal correspondence or two separated filaments, indicating ARC.

binh-luan

Heagose

24/06/2022

At the same time British physicist Peter Mansfield was also working on MRI establishing how to make images out of the radio pulses emitted by hydrogen nuclei. https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Gagpay cialis 10mg Pfhaem https://newfasttadalafil.com/ - buy cialis online forum

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 0702717867